Skip to main content

KHỬ OXIT KIM LOẠI BẰNG CO, H2 (PHẦN 1) - Thư viện vật lý


I. KIẾN THỨC CẦN NẮM

II. BÀI TẬP
Câu 1: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là :
A. Cu, Fe, ZnO, MgO.   B. Cu, Fe, Zn, Mg.   C. Cu, Fe, Zn, MgO.   D. Cu, FeO, ZnO, MgO.
Câu 2: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm.
A. MgO, Fe3O4, Cu.     B. MgO, Fe, Cu.     C. Mg, Fe, Cu.     D. Mg, Al, Fe, Cu.
Câu 3: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8 gam.          B. 8,3 gam.          C. 2,0 gam.          D. 4,0 gam.
Câu 4: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là :
A. 0,224 lít.          B. 0,560 lít.          C. 0,112 lít.          D. 0,448 lít.
Câu 5: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,896 lít.          B. 1,120 lít.          C. 0,224 lít.          D. 0,448 lít.
Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
A. 2,80 lít.           B. 5,60 lít.           C. 6,72 lít.            D. 8,40 lít.
Câu 7: Cho H2 dư qua 8,14 gam hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng xong, thu được 1,44g H2O và a gam chất rắn. Giá trị của a là :
A. 6,70g.            B. 6,86g.             C. 6,78g.             D. 6,80g.
Câu 8: Khử 3,48 g một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít H2(đktc). Toàn bộ lượng kim loại M sinh ra cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít H2 (đktc). Công thức oxit là :
A. Fe3O4.          B. Fe2O3.          C. FeO.          D. ZnO.
Câu 9: Cho khí CO qua ống chứa 15,2g hỗn hợp gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B và 13,6g chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 15g.             B. 10g.            C. 20g.          D. 25g.
Câu 10: Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m (g) Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 6,24g.          B. 5,32g.          C. 4,56g.          D. 3,12g.
Câu 11: Chia 47,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và Fe3O4 thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 khử hoàn toàn bằng CO dư ở nhiệt độ cao thu được 17,2 gam 2 kim loại. Phần 2 cho tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 124 g.          B. 49,2 g.          C. 55,6 g.          D. 62 g.
Câu 12: Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng.
A. Fe2O3; 65%.          B. Fe3O4; 75%.                              C. FeO; 75%.          D. Fe2O3; 75%.
Câu 13: Dẫn từ từ V lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO và H2 qua ống sứ chứa 16,8 gam hỗn hợp CuO, Fe3O4 và Al2O3 nung nóng đến khi X phản ứng hết, thu được hỗn hợp khí và hơi nặng hơn khối lượng của X là 0,32 gam.
a)        Giá trị của V là
   A. 0,112 lít.          B. 0,224 lít.          C. 0,448 lít.          D. 0,896 lít.
b)        Số gam chất rắn còn lại trong ống sứ là
   A.12,12g.           B. 16,48g.            C. 17,12g.           D. 20,48g.
Câu 14: Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Fe2O3 vào trong một bình kín dung tích không đổi 11,2 lít chứa CO (đktc). Nung nóng bình 1 thời gian, sau đó làm lạnh tới 0oC. Hỗn hợp khí trong bình lúc này có tỉ khối so với H2 là 15,6.
a)        Số gam chất rắn còn lại trong bình sau khi nung là.
   A. 20,4g.          B. 35,5g.          C. 28,0g.          D. 36,0g.
b)        Nếu phản ứng xảy ra với hiệu suất 100% thì số gam chất rắn sau khi nung là
   A. 28,0g.          B. 29,6g.          C. 36,0g.          D. 34,8g.
Câu 15: Hỗn hợp A gồm CuO và MO theo tỷ lệ mol tương ứng là 1: 2 (M là kim loại hóa trị không đổi). Cho 1 luồng H2 dư đi qua 2,4 gam A nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn B. Để hoà tan hết B cần 40 ml dung dịch HNO3 2,5M và thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Hiệu suất các phản ứng đạt 100%.
a)        Kim loại M là
   A. Ca.               B. Mg.             C. Zn.                D. Pb.
b)        Giá trị của V là
   A. 0,336 lít.          B. 0,448 lít.          C. 0,224 lít.           D. 0,672 lít.
Câu 16: Khử hoàn toàn 32,20 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và ZnO bằng CO ở nhiệt độ cao thu được 25,00 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được V lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch chứa m gam muối (không chứa NH4NO3).
a)        Giá trị của m là
   A. 52,90g.                     B. 38,95g.                                  C. 42,42g.                     D. 80,80g.
b)        Giá trị của V là
      A. 20,16 lít.                        B. 60,48 lít.                           C. 6,72 lít.                      D. 4,48 lít.
Câu 17: Chia 48,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và ZnO thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư rồi lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được lượng kết tủa lớn nhất là 30,4 gam. Phần 2 nung nóng rồi dẫn khí CO đi qua đến khí phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp 3 kim loại.
a)        Giá trị của m là
   A. 18,5g.                       B. 12,9g.                                   C. 42,6g.                       D. 24,8g.
b)        Số lít khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
   A. 15,68 lít.                    B. 3,92lít .                                 C. 6,72 lít.                      D. 7,84 lít.
Câu 18: Khử hoàn toàn 69,6 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và CuO ở nhiệt độ cao thành kim loại cần 24,64 lít khí CO (đktc) và thu được x gam chất rắn. Cũng cho 69,6 gam A tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch B chứa y gam muối. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tạo thành z gam kết tủa.
a)        Giá trị của x là
   A. 52,0g.                       B. 34,4g.                             C. 42,0g.                       D. 28,8g.
b)        Giá trị của y là
   A. 147,7g.                     B. 130,1g.                           C. 112,5g.                     D. 208,2g.
c)        Giá trị của z là
   A. 70,7g.                       B. 89,4g.                             C. 88,3g.                       D. 87,2.g
Câu 19: Khử hoàn toàn 18,0 gam một oxit kim loại M cần 5,04 lít khí CO (đktc). Công thức của oxit là
A. Fe2O3.           B. FeO.              C. ZnO.             D. CuO.
Câu 20: Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0 gam. Giá trị của m là

A. 217,4g.                     B. 219,8g.                     C. 230,0g.                     D. 249,0g.

HƯỚNG DẪN LÀM GÌ - Một kênh youtube chia sẻ những tiên ích, ứng dụng, phầm mềm, apps giúp nâng cao hiệu quả công việc và học tập. Mới bạn ghé qua chơi.
LOVE POODLE - Trang trại chó Poodle thuần chủng và uy tín nhất Hà Nôi, chuyên mua bán các dòng chó Poodle.

Comments

Popular posts from this blog

ANKAN – ANKEN – ANKADIEN- ANKIN (CÓ HƯỚNG DẪN GIẢI TRẮC NGHIÊM)

I Trắc nghiệm (3đ/12câu) Câu 1: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C 5 H 12 ? A. 3 đồng phân.                  B. 4 đồng phân.             C. 5 đồng phân.             D. 6 đồng phân Câu 2: Công thức phân tử của hidrocacbon M có dạng C n H 2n+2 . M thuộc dãy đồng đẳng nào ?  A. ankan .                                                           B. không đủ dữ kiện để xác định.       C. anken                                                                             D. ankin Câu 3:  2,2,3,3-tetrametylbutan có bao nhiêu nguyên tử C và H trong phân tử ? A. 8C,16H.                         B. 8C,14H.                    C. 6C, 12H.                   D. 8C,18H. Câu 4:   Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là A. Phản ứng tách.     B. Phản ứng thế.            C. Phản ứng cộng.         D. Cả A, B và C. Câu 5: K hi clo hóa metan thu được một sản phẩm thế chứa 89,12% clo về khối lượng. Công thức của sản phẩm là: A. CH 3 Cl.         

PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ

                              1. Nội dung định luật bảo toàn nguyên tố:  - Trong phản ứng hóa học, các nguyên tố luôn được bảo toàn. 2. Nguyên tắc áp dụng:  - Trong phản ứng hóa học, tổng số mol của nguyên tố trước và sau phản ứng luôn bằng nhau. 3. Các ví dụ minh họa: Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam một hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Fe, Cu trong không khí thu được 5,96 gam hỗn hợp 3 oxit. Hòa tan hết hỗn hợp 3 oxit bằng dung dịch HCl 2M. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng.     A. 0,5 lít.              B. 0,7 lít.              C. 0,12 lít.            D. 1 lít. Hướng dẫn giải m O   =  m oxit - m kl   =  5,96 - 4,04  =  1,92 gam     Hòa tan hết hỗn hợp ba oxit bằng dung dịch HCl tạo thành H 2 O như sau:              2H +    +    O 2 -    ®    H 2 O                0,24  ¬   0,12 mol Þ          lít           Đáp án C. Ví dụ 2: Cho hỗn hợp A gồm Al, Zn, Mg. Đem oxi hoá hoàn toàn 28,6 gam A bằng oxi dư thu được 44,6 gam hỗn hợp oxit B.